menu

Sunday, October 11, 2015

HƯỚNG DẪN LÀM MỘT BÀI THƠ HÁT NÓI

Trích trong sách “Việt nam Văn Học Sử Yếu” của Dương Quảng Hàm
N. N sưu tầm



Hát nói là một trong các lối hát ả-đào hay đào nương-ca. Hát ả - đào gốm những lối ca trù do đào-nương (hoặc cô đào) hát, đối với lối hát trai hay Hà-nam do giáp-công (hoặc kép) hát. 
Hát ả - đào kể có nhiều lối như dâng hương,giáo trống, gửi thư, thét nhạc… Nhưng chỉ có lối hát nói là thông dụng nhất là có văn chương lý-thú nhất.
Hát nói có thể coi là một biến thể của hai thể lục bát và song thất.


Đủ khổ, dôi khổ và thiếu khổ,- Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn gọi là khổ bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có ba câu.


Theo số khổ, hát nói chia làm ba thể:

  1. Đủ khổ là những bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ xếp 3 câu) cộng là 11 câu. Thế này là chính thức.
  2. Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ (khổ dôi ra là khổ giữa).
  3. Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.

Hai thể sau là biến thức.

I. Đủ khổ 
Các câu trong bài đủ khổ: theo tiếng nhà nghề, 11 câu trong bài đủ khổ có tên riêng là :
- khổ đầu: hai câu 1 – 2 là lá đầu, hai câu 3 – 4 là xuyên thưa.
- Khổ giữa: hai câu 5-6 là thơ, hai câu 7-8 là xuyên mau.
- Khổ xếp: câu 9 là dồn, câu 10 là xếp, câu 11 là keo.

Số chữ trong câu hát nói: số chữ không nhất định , thường đặt những câu 7,8 chữ, nhưng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ có 4,5 chữ, hoặc dài tới 12,13 chữ.
Duy có câu cuối bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6 đặt thành hai câu thơ thì phải theo thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Nhưng hai câu 5-6 không đặt theo thể thơ và có số chữ so le cũng được. Thí dụ (hai câu 5-6 trong bài Rõ mặt tu mi của Nguyễn Công Trứ):


Đố kỵ sá chi con tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.

Cách gieo vần trong bài hát nói:


Cách gieo vần phải theo các lệ sau này:


  1. Trong bài hát nói, dùng cả hai thứ vần: vầng bằng và vần trắc. Khi nào trong một câu đang vần bằng đổi sang vần trắc hoặc trả lại thế thì vừa có yêu vận và cước vận. những câu ấy là các câu chẵn, trừ câu thứ sáu là câu thơ nên chỉ có cước vận thôi.
  2. Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. còn yêu vận của câu thứ hai thì phải dùng tiếng trắc mà của câu thứ tư thì dùng tiếng bằng để có thể chuyển vần trắc sang vần bằng hoặc vần bằng sang vần trắc được.
  3. yêu vận gieo vào chữ cuối đoạn thứ nhì (về sự chia đoạn, xem rõ mục sau).

Luật bằng trắc trong các bài hát nói. - Đại khái luật bằng trắc các câu trong mỗi khổ bài hát nói là như sau (những chữ in nghiêng ) không cần theo đúng luật, theo lệ (nhất, tam, ngũ bất luận ):


Câu thứ nhất : t t b b t t
Câu thứ nhì : b bt t b b
Câu thứ ba : b b b b
Câu thứ tu : b bt t

Nên nhớ : Câu đầu và câu cuối theo một luật vì hai câu ấy đều gieo vần trắc, hai câu giữa đều theo một luật vì hai câu ấy đều gieo vần bằng.


Lời chú

1. Khổ xếp chỉ có ba câu thì theo luật của ba câu đầu kể trên.
2. Những câu 5-6 và những câu khác trong bài hát nói, nếu đặt thành câu thơ, thì phi theo đúng luật thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
3. Những câu 6 chữ theo đúng luật kể trên. Còn những câu dài trên 6 chữ thì đối với việc ứng-dụng luật ấy, phải chia làm ba đoạn con, mỗi đoạn hai chữ, hoặc 3,4 chữ hay dài hon nữa. Trong mỗi đoạn, chỉ kể chữ cuối là phi theo luật bằng trắc, trong chữ trên gác ra ngoài không kể, muốn đặt tiếng gì cũng đuợc.
4. Những câu 4,5 chữ chỉ chia làm hai đoạn thì đoạn thiếu là đoạn đầu không kể, còn hai đoạn cuối theo đúng luật. Thí dụ câu đầu bài Chơi thuyền Hồ Tây của Nguyễn Khuyến :

Thuyền lan nhẹ nhẹ
b b t t

Câu đầu bài Cái thú say ruợu của Nguyễn Công Trứ (?)

Say chua ? Say mới thú
b b 0 t t


5. Những câu lấy chữ sẵn không theo đúng luật bằng trắc. 
Thí dụ câu thứ hai của khổ xếp trong bài này Mộng sự với chân thân của Cao Bá Quát (?):
Quân bất kiến Hoàng-hà chi thủy thiên thuợng lai.
( câu này là câu lấy chữ sẵn ở trong bài Tuong tiến tửu của Lý Bạch ).


Lời chú-
Lệ gieo vần và luật bằng trắc tuy như đả kể trên, nhưng đôi khi nhà văn không làm theo đúng hẳn cũng đuợc, miễn là câu đăt có thể hát đuợc lưu loát thì thôi..


Một bài hát nói có đủ khuôn khổ làm mẫu :

Nợ nam nhi của Nguyễn Công Trứ (0= chữ gác ra ngoài luật, b = bằng; t = trắc; yv = yêu -vận; cv = cuớc-vận; (hết một đoạn)

I :Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái.
B b t t b b t (cv) ( theo luật thơ)

II : Cái công danh là cái nợ nần.
0 b b t t (yv) b b

III : Nặng nề thay hai chữ “quân thân” !
0 b b t t b b (cv)

IV : Đạo vi tử, vi thần đâu có nhẹ.
0 t t b b (yv) 0 t t (cv)

V : Cũng rắp điền viên vui tuế nguyệt.
T t b b b t t (cv)

VI : Trót đem thân- thế hẹn tang bồng.
B b t t t b b (cv)

VII : Xếp bút nghiên theo việc kiếm cung.
0 t b t t b b (cv)

VIII : Hết hai chữ “trinh trung” báo quốc,
0 t t b b t t (cv)

IX : Nghiêng mình những vì dân vì nuớc,
0 t t b b t t (cv)

X : Túi kinh luân từ truớc để về sau,
0 b b t t (yv) 0 b b (cv)

XI : Nghìn thu một tiếng : công hầu.
B b t t b b (cv)

II DÔI KHỔ

Cách làm bài hát nói dôi khổ. - Trong những bài dôi khổ, khổ đầu, vẫn ở trên, khổ xếp vẫn ở duới, còn khổ giữa thì làm dôi ra thành hai ba khổ hoặc nhiều hon nữa tùy ý. Trong những khổ dôi ra, số câu, số chữ, cách gieo vần và luật bằng trắc cung theo như các khổ chính. Thí dụ phong cảnh Huong son của Mạnh Chu Trinh ( xem phần thứ nhì, bài số 133).

III_ THIẾU KHỔ
Những bài khổ thiếu - một đôi khi bài hát nói thiếu hẳn đi một khổ, thuờng là khổ giữa, chỉ còn lại có 7 câu.
Thí dụ :


Tiễn biệt



Ngán cho nỗi xoay vần thế cục
Sum-họp này chả bõ lúc phân ly,
Hỡi ông tơ ! Độc địa làm chi!
Bắt kẻ ở người đi mà nỡ được!
Thôi đã chót cùng nhau nguyện-ước,
Duyên đôi ta chả trước thì sau. 
Yêu nhau nhớ lấy lời nhau.



CUNG THÚC THIỀM




IV-MƯỠU

Định nghĩa : Mưỡu là những câu làm theo thể loại lục bát đi kèm với hát nói, hoặc ở trên (mưỡu đầu), hoặc ở dưới (mưỡu hậu).
Không phải bài hát nói nào cũng có mưỡu; có nhiều bài không có. Lại có bài chỉ có mưỡu đầu hoặc mưỡu cuối; có bài có cả mưỡu đầu và mưỡu cuối.

Mưỡu đầu :

Mưỡu đầu có thể có một cặp câu lục bát (mưỡu đơn)hoặc hai cặp câu lục bát (mưỡu kép).
Những câu mưỡu đầu bao giờ cũng đặt trùm lên bài hát nói. Câu mưỡu cuối không phải hiệp vần với câu đầu bài hát nói. Thí dụ :


Đồng Tiền


Mưỡu ( đơn)

Hôi tanh chẳng thú vị gì,
Thế mà ai cũng kẻ vì, người yêu.


Nói:

Tạo-vật bất thị vô để sự,
Bòn chài ra một thứ quấy chơi.
Đủ vuông tròn tuợng Đất, tuợng Trời.
Khẳm họa, phúc, nguy, yên, tử, hoạt.
Chốn kim-môn noi tử-thát
Mặc phao tuồng không kẻ phòng nhàn.
Đương om-sòm chớp giật, sấm ran
Nghe xốc xách, lại gió hòa mua ngọt.
Kẻ tài-bộ đa vào phương vận đạt,
Không ngươi, cùng ải với cỏ cây
Nguời yêm yêm đành một phận trầm mai
Có gã, lại trổ ra sừng gạc.
Dốc đáy túi, mặt Nguyễn lang ngơ-ngác,
Trổng đầu giuờng, gan tráng-si-làu-bàu.
Để đoàn ấm-á càu-nhàu,
Khiến lu tài-danh vơ-vẩn.
Khả quái tầm thuờng “a đổ vật”
Khuớc giao đáo để đại thần linh.
Đương đồ ai chẳng chuộng gia Huynh,
Thù thế, kể lấy làm đệ nhất,
Tiếng xỏng-xảnh đầy trong trời đất,
Thần cũng thông, huống nữa là ai?
Long đồ nghĩ cũng nực cuời.


NGUYỄN CÔNG TRỨ


Hồ Hoàn Kiếm

Muỡu (kép )


Lênh-đênh duới nuớc trên trời,
Quanh thuyền trăng gió một vài ông thơ.
Bút nghiên để sẵn bao giờ,
Đề câu tuyệt-diệu còn nhờ tay ai?

Nói:

Thu phong thu nguyệt.
Cảnh Kiếm-hồ bao xiết vẻ phong-quang,
Soi biết bao lợi-tẩu danh-truờng,
Kìa vân-cẩu mảnh guong còn mãi đó
Nước biếc khôn tìm gương Thái-tổ
Đá xanh hầu mốc chữ Phuong-đinh.
Chẳng quản chi nguời chi nhục, kẻ chi vinh,
Lấy sơn thủy hữu tình làm khế hữu.
Khi bình hoa,khi đối tửu,
Kho trời chung phong nguyệt của riêng ta:
Chơi đi kẻo nữa mà già.


HOÀNG CẢNH TUÂN


Muỡu hậu - Muỡu hậu bao giờ cũng là muỡu đơn. Muỡu hậu thuờng đặt ở câu xếp và câu keo; nhưng cung có khi đặt ở duới câu keo, nghia là đặt hẳn xuống cuối câu bài hát nói. Nếu hai câu muỡu hậu đặt xen vào giữa câu xếp và câu keo, thì câu lục phải ăn vần với câu xếp ở trên ở câu bát phải buông vần với câu keo ở duới bắt vào. Thí :Cầm kì thi tửu của Nguyễn Công Trứ (xem phần thứ nhì, bài thứ 102)
Một số bài Nói có thể vừa có muỡu đầu vừa có muỡu hậu. Thí dụ :


Vịnh Tiền Xích Bích

Gió trăng chứa một thuyền đầy,
Của kho vô tận biết ngày nào vơi.
Ông Tô-tử qua choi xích-bích,
Một con thuyền với một túi thơ.
Gió hiu-hiu mặt nuớc nhu tờ,
Trăng chênh-chếch đầu non mới ló.
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch-lộ,
Buông chèo hoa len-lỏi chốn sơn-cương.
Ca rằng:
Quế chạo hề lan tương,
Kích không minh hề tố lưu quang.
Diểu-diểu hề du hoài,
Vọng mi-nhân hề thiên nhất phương.
Nguời ỷ-a réo-rắt, khúc cung thương.
Tiếng kêu lẫn tiếng ca vang đáy nuớc.
Sực nhớ kẻ quay ngọn giáo vịnh câu thơ thuở truớc,

Nghi sự đời nên cảm nỗi phù-du.
Hai kho phong nguyệt nghìn thu hãy còn.
Còn trời, còn nuớc, còn non.

NGUYỄN CÔNG TRỨ

CÁC TÁC PHẨM KÊ CỨU

1.) Phan Kế Bính, Việt hán văn khảo (sách đa kể truớc)
2.) Uu-thiên Bùi-Kỉ, Quốc văn cụ thể: Tân Việt Nam thư-xã Hà Nội
3.) Đông Châu, Cổ-súy nguyên-âm, cuốn thứ nhì (sách đa kể truớc)
4.) Ôn-như Nguyễn Văn Ngọc, Đào- nương ca, tập I, Hát nói và hát muỡu. Việt văn thư-xã, Vĩnh-hưng-long thư quán Hà Nội.
5.) Phạm Văn Duyệt, Hát ả đao, quyển thứ nhất. Imp. Du Trung- Bắc tân- văn Hà-nội
6.) Hoàng- tăng- Bý, Văn ca trích cẩm 200 bài hát ả đao, Tân-dân thư-quán Hà- nội.
7.) Phạm Quỳnh, Văn chuong trong hát ả đao, P.N.t.XII số 69 tr.171-188